
Herpes miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?
Herpes miệng là một dạng mụn rộp nơi vùng miệng mà thường chúng ta cứ nghĩ rằng đó là một bệnh về da liễu. Tuy nhiên, trên thực tế thì herpes miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và có thể lây từ người bệnh sang người khỏe. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý herpes miệng là gì thì ngay sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Herpes miệng là gì? Herpes miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus Herpes simplex gây ra, gọi tắt là HSV. Herpes miệng là một bệnh ngoài da, khiến cho vùng môi, miệng nổi nhiều nốt mụn nước gây đau rát và ngứa ngáy. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh hoàn toàn, chủ yếu là dùng thuốc giảm các triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch và thường bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày đến 2 tuần.
Herpes miệng là gì?
Khi bạn thấy vùng môi, miệng của mình xuất hiện vết mụn nước gây đau rát, ngứa và ngày càng lan rộng ra thì rất có thể bạn đang bị herpes miệng. Vậy herpes miệng là gì? Herpes miệng là một dạng bệnh truyền nhiễm, do Herpes Simplex Virus (HSV) gây ra. HSV thường sẽ có 2 chủng mà trong đó 80% HSV chủng 1 gây ra bệnh herpes miệng, còn chủng HSV 2 thì sẽ chủ yếu gây ra mụn rộp ở cơ quan sinh dục.
Khi HSV chủng 1 xâm nhập vào cơ thể, ban đầu chúng chỉ gây ra 1 vết lở hoặc phồng rộp nhỏ nơi vùng miệng hoặc môi. Lúc này chúng ta sẽ có cảm giác đau rát nhẹ xung quanh miệng. Ở giai đoạn tiến triển, vùng da bị bệnh sẽ lan rộng ra, có thể lan lên má hoặc xuống cằm. Ở vùng da bị bệnh sẽ nổi những nốt mụn nước, sưng đỏ, gây đau nhức.
Khi dịch mủ nhiều lên, nốt mụn sẽ căng ra và bị vỡ, khiến dịch chảy ra ngoài. Trong dịch mủ này sẽ có chứa virus herpes, nếu tiếp xúc sẽ gây lây nhiễm cho người khỏe hoặc lan sang những vùng da khác. Mụn nước sau khi vỡ sẽ khô lại tạo thành vảy và dần hồi phục sau vài ngày.

Triệu chứng của bệnh herpes miệng
Ngoài những vết mụn nước nổi ở vùng miệng và môi ra thì người bệnh còn có thể gặp thêm những triệu chứng sau đây:
-Bị sốt kéo dài (sốt do siêu vi) ở trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch kém.
-Đau rát vùng miệng làm ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trẻ nhỏ có thể quấy khóc và bỏ ăn, bỏ bú do vết thương làm đau rát.
-Đau họng do virus xâm nhập gây tổn thương cho niêm mạc họng, tuy nhiên triệu chứng này ít khi gặp.
-Sưng hạch cổ do virus xâm nhập gây bệnh ở hạch cổ.
-Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.
Khi mới bị nhiễm virus herpes có thể bạn sẽ không phát bệnh ngay mà virus sẽ tồn tại và phát triển bên trong cơ thể của bạn. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc với ánh nắng,…thì virus mới trở nên mạnh mẽ và phát bệnh ra bên ngoài.
Đối với những người đã bị nhiễm virus herpes thì rất khó để điều trị hoàn toàn, virus sẽ luôn tồn tại trong cơ thể và gây tái phát bệnh. Thông thường, những lần phát bệnh sau sẽ nghiêm trọng hơn lần phát bệnh trước và những vết mụn rộp có thể nhiều nơi hơn cả trong và ngoài vùng miệng.

Herpes miệng có lây không?
Câu trả lời là có, bởi vì đây được xem như một bệnh lý do virus, mà virus thì có thể lây từ người này sang người kia. Đặc biệt là khi tiếp xúc gần với người bệnh, do virus tồn tại trong dịch mủ của vết mụn rộp nên nếu tiếp xúc với các nốt mụn rộp này thì nguy có lây nhiễm sẽ rất cao. Các chuyên gia cho biết herpes có thể lây qua 2 con đường chính sau đây:
Tiếp xúc trực tiếp
Nếu như bạn có sự tiếp xúc trực tiếp qua các hành động như hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng,…với người bệnh đang trong giai đoạn khởi phát bệnh thì bạn sẽ rất dễ bị lây nhiễm virus herpes.
Tiếp xúc gián tiếp
Khi bạn tiếp xúc chung những đồ vật như dụng cụ ăn uống, khăn mặt, khẩu trang, dao cạo, mỹ phẩm,…với người bệnh thì bạn cũng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cho virus có thể có trong những vật dụng đó của người bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho biết virus herpes có thể xâm nhập qua da ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh. Mặc dù virus chỉ gây bệnh ở miệng và bộ phận sinh dục. Vì thế, để tránh bị nhiễm bệnh các bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh đang trong thời gian phát bệnh. Ngoài ra, cũng nên chú ý chăm sóc vệ sinh cá nhân, không dùng chung các vật dụng cá nhân và quan trọng nhất là quan hệ tình dục an toàn.
Cách điều trị bệnh herpes miệng như thế nào?
Điều trị bằng thuốc
Theo các chuyên gia cho biết, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như tiêu diệt hoàn toàn virus herpes. Thông thường khi phát bệnh ở môi thì các vết mụn rộp sẽ tự biến mất trong khoảng 2 tuần. Việc sử dụng thuốc điều trị chủ yếu để giúp người bệnh đỡ bị đau rát và rút ngắn thời gian hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, thuốc điều trị cũng sẽ phần nào ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ bệnh của bệnh nhân đang trong giai đoạn khởi phát, tái phát hoặc muốn ngăn ngừa nguy cơ tái phát sẽ có những loại thuốc khác nhau. Đối với thời gian bệnh khởi phát thì bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc kháng virus, thuốc giảm đau và rút ngắn thời gian lành bệnh.
Còn đối với những trường hợp bệnh tái phát thì thường các triệu chứng sẽ nặng hơn nên nguyên tắc điều trị chủ yếu là làm giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian bệnh. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc bôi dạng thuốc mỡ hoặc kem, làm giảm đau, ngứa và giúp các vết mụn rộp mau lành. Đồng thời, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thuốc kháng virus dạng uống ngay khi vừa phát bệnh để tránh tình trạng nặng nề hơn.
Trong thời gian đầu phát bệnh, các vết mụn rộp có thể gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi. Nhất là đối với trẻ em, có thể bị sốt và nổi nhiều vết mụn ở trong và ngoài miệng làm các bé chán ăn, khó chịu. Lúc này, nên khuyến khích người bệnh uống nhiều nước, dung nạp các thực phẩm lỏng để cơ thể không bị mất nước. Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu thì cần đi khám để được bác sĩ kê thuốc điều trị cho phù hợp, không nên tự điều trị tại nhà.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc súc miệng để giảm cơn đau rát do vết mụn rộp gây ra. Đồng thời, có thể bổ sung thêm vitamin C, lysine và chanh bạc hà để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại virus. Các chất này thường sẽ được bổ sung ở dạng viên uống, thuốc bôi hoặc dạng lỏng.

Cách chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc ra thì các bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây để giúp mau lành bệnh:
-Chườm mát bằng khăn ướt hoặc nước đá lên vết mụn rộp sẽ giúp giảm tình trạng đau rát.
-Sử dụng baking soda để súc miệng.
-Bôi thuốc mỡ hoặc kem để làm giảm cơn đau và giúp vết thương mau lành.
-Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit.
-Có thể dùng Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giảm cơn đau, không nên dùng Aspirin đối với người bệnh dưới 20 tuổi.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh herpes miệng?
Để tránh bị lây nhiễm hoặc tạo điều kiện cho virus herpes khởi phát các bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây:
-Không hôn, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc khi bản thân mình đang mắc bệnh.
-Không nên chạm vào các vết mụn rộp của người khác ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong trường hợp cần phải chạm để thoa thuốc thì nên đeo găng tay sử dụng 1 lần và sát khuẩn tay thật kỹ ngay sau đó.
-Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, vì có thể sẽ khiến cho virus herpes hoạt động mạnh mẽ gây khởi phát bệnh. Nên thoa son dưỡng có chống tia UV, đeo khẩu trang nếu phải ra đường khi trời nắng.
-Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ bằng miệng để tránh lây nhiễm virus. Không nên quan hệ bừa bãi với nhiều người.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về bệnh herpes miệng là gì? Tuy đây không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng nó lại rất khó điều trị triệt để, làm tái đi tái lại khiến người bệnh đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, hãy ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân khi mắc bệnh và chủ động phòng ngừa để tránh lây nhiễm virus herpes nhé.